tainguyenrung
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

tainguyenrung

Hãy góp phần bảo vệ những cánh rừng bằng cách chia sẽ với chúng tôi những gì bạn biết và những điều bạn cần giúp đỡ.
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Khát vọng... bảo tồn

Go down 
Tác giảThông điệp
350vietnam
Thượng sỹ Lâm nghiệp
Thượng sỹ Lâm nghiệp



Tổng số bài gửi : 43
Join date : 28/08/2010
Age : 36

Khát vọng... bảo tồn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Khát vọng... bảo tồn    Khát vọng... bảo tồn  I_icon_minitimeSun Oct 10, 2010 10:49 pm


"Cuộc chiến bò tót" ở khu vực tam giác rừng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên ngày càng căng thẳng. Theo khảo sát, đánh giá của các nhà khoa học, ở Việt Nam, bò tót (Bos gaurus) quý hiếm hơn bò rừng (Bos Bangteng).

Khát vọng giữa đại ngàn

Cả nước hiện chỉ còn khoảng 300 con, quần thể bò tót đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do rừng đầu nguồn liên tục bị triệt phá và nạn săn bắt thú quý gia tăng. Sự kiện con bò tót đực ở Vườn quốc gia Phước Bình tách khỏi bầy đàn và đang tỏ ra thích ứng dần với cuộc sống thuần hoá của bò nhà là một hiện tượng khoa học hết sức thú vị. Ban quản lý VQG Phước Bình mong muốn nhân cơ hội này, xúc tiến hợp tác nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu; đồng thời khai thác nguồn gene quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng.

Lập vườn để giữ rừng

Không rõ ai là người đầu tiên đưa ra sáng kiến thành lập vườn để bảo vệ rừng trên trái đất, chỉ biết rằng ngày 1.3.1872, Chính phủ Mỹ đã ban hành quyết định thành lập Vườn quốc gia Yellowstone rộng 8.980km2, bao gồm nhiều hồ, vực, sông và những dải núi lớn ở các bang phía tây Wyoming, Montana, Idaho. Đó là vườn quốc gia đầu tiên, xưa nhất của thế giới. Theo thời gian, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục lần lượt quy hoạch rừng thành từng khu bảo tồn, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý trong việc thực hiện chiến lược bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Ở nước ta, mãi đến thập niên thứ sáu của thế kỷ trước – năm 1960, các nhà khoa học mới đưa ra ý tưởng thành lập khu bảo tồn rừng Cúc Phương. Gần 30 năm sau, ngày 9.8.1989 Chính phủ quyết định phân hạng quản lý rừng đặc dụng, đó là thời điểm đánh dấu sự ra đời của Vườn quốc gia Cúc Phương - vườn quốc gia (VQG) đầu tiên của Việt Nam. Trước khi lên đường, tôi đã có thông tin, rằng trên bản đồ 197 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) và VQG mà Bộ TNMT và Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (IUCN) công bố, Phước Bình là một “khu vườn” rộng lớn, đa dạng về sinh cảnh, đa dạng về thực vật, động vật và nổi tiếng là “ngôi nhà” lớn của loài bò tót Đông Nam Á.

ThS Nguyễn Công Vân - GĐ VQG Phước Bình - tổng hợp vắn tắt: “Thống kê tại thời điểm thành lập VQG Phước Bình (ngày 8.6.2006), tổng diện tích rừng tự nhiên là 19.814ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.766ha, khu sinh thái: 9.030ha, phân khu hành chính: 26ha. VQG Phước Bình là nơi chuyển tiếp khí hậu giữa núi cao Tây Nguyên và miền duyên hải Nam Trung Bộ, vì vậy ở đây có đến 6 kiểu rừng chính, 8 kiểu rừng phụ với 1.225 loài thực vật, 327 loài động vật, trong đó còn tồn tại 50 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 29 loài đã liệt kê trong Sách đỏ thế giới”.

Tôi hình dung, vườn không có mốc phân ranh giới, không thể rào giậu ngăn cách với bên ngoài, càng không biết nơi nào là cửa để dựng cổng kiểm soát... Tổng biên chế của BQL vẻn vẹn 24 người. Năm 2008 tỉnh Ninh Thuận quyết định thành lập Hạt kiểm lâm VQG Phước Bình, bổ sung thêm 20 biên chế. Từ lâu, tam giác rừng giáp ranh giữa Ninh Thuận, Khánh Hòa và Lâm Đồng là địa chỉ tập kích khá thường xuyên của lâm tặc. Dân làng kể, có lần chứng kiến lâm tặc chỉ huy khoảng 200 người kéo vào rừng chặt gỗ đưa lên xe, nhưng lực lượng kiểm lâm quá mỏng.

Những người giữ rừng từng gặp đoàn thợ săn gồm hơn 30 tay súng đến từ phía Tà Năng (Lâm Ðồng), nhận thấy cuộc chiến không cân sức, đành làm ngơ rồi báo cáo cấp trên, xin hỗ trợ, tiếc rằng khi công an, bộ đội đến tiếp ứng thì bọn chúng đã “cao chạy xa bay”. Đó là chưa kể thợ săn đơn lẻ, rất hung hãn, táo tợn, sẵn sàng nổ súng chống trả. Anh em kiểm lâm ở Bắc Ái, Ninh Sơn cải trang thành người Raglai, đột kích bắt kẻ săn thú quý, sau khi khống chế được đối tượng, mới hay khẩu AK trong tay hắn đạn đã lên nòng.

GĐ VQG Phước Bình tâm sự: “Nhà nước phân công trách nhiệm và quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của BQL VQG đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn; tuy nhiên trong thực tế, trình độ, năng lực cán bộ rất hạn chế, điều kiện tác nghiệp thiếu thốn, lạc hậu; thu nhập của CBCNV không có gì ngoài lương cơ bản và 0,5% hệ số khu vực, đó là lý do không thể áp dụng mệnh lệnh hành chính để gò ép, bắt buộc mọi người thủy chung, gắn bó với rừng. Không ít kỹ sư lâm sinh ngay sau khi tốt nghiệp ĐH Nông - Lâm TPHCM đến đăng ký tuyển dụng tại Phước Bình, nhưng chỉ thử vài tháng, lâu nhất là 1 năm rồi tìm cách trở lại thành phố”.


Lãnh địa mới của bò tót dưới chân núi Tà Nin. Ảnh: Bảo Chân-Trung Chiến.
Cộng đồng các dân tộc Raglai, Chu Ru, K’Ho và người Kinh gồm hơn 3.500 con người thuộc 4 thế hệ đang sinh sống trong 732 nóc nhà định cư ở 6 thôn, rải đều khắp vùng đệm. Nhìn nhận cư dân sinh sống trong rừng như là một hệ sinh thái không thể thiếu do thiên nhiên sắp đặt, từ năm 2009 đến nay,VQG Phước Bình phối hợp với chính quyền sở tại tổ chức giao khoán gần 7.000ha rừng cho hơn 100 hộ dân tộc Raglai có điều kiện và khả năng tham gia quản lý, bảo vệ. Rất đáng trân trọng, bởi vì người dân bản địa không tiếp tay cho những kẻ phá rừng.
Phó Chủ tịch UBND xã Phước Bình K’Tơr Cường trình bày rất tha thiết: “Hàng trăm năm sống quẩn quanh giữa núi rừng, nhưng đến thời điểm này đồng bào vẫn chưa hiểu thế nào là nghề rừng, 50% số hộ thuộc diện nghèo đói. Hiện tại, Nhà nước đã hỗ trợ chính quyền cơ sở xây dựng “điện, đường, trường, trạm” đầy đủ, khang trang, nhưng chúng tôi cần cán bộ người Kinh “cầm tay, chỉ việc” cho đến khi bà con tự biết trồng cây gì, nuôi con gì để ổn định cuộc sống”.

Đi trên con đường dân sinh mới thảm nhựa phẳng lỳ tựa như dòng suối uốn lượn giữa lõi rừng rồi đổ về trung tâm hành chính và các điểm dân cư trong vùng đệm, tôi tin rằng đây là điều kiện đầu tiên để những người giữ rừng có thể nghĩ đến triển vọng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái - kết nối tour từ Phan Rang - Tháp Chàm đến VQG Phước Bình trước khi dừng chân ở Đà Lạt, rồi tiếp tục mời đón du khách tham quan tuyến Đà Lạt - Phước Bình - Phan Rang - Tháp Chàm.

Động viên bò tót... "yêu"

Hôm tôi đến, BQL VQG Phước Bình cùng với đơn vị thi công đang tập trung hoàn thiện tòa nhà trưng bày tiêu bản và nhà khách dành riêng cho chuyên gia. Lắng nghe nhóm kỹ sư trẻ lần lượt trình bày ý tưởng chuẩn bị soạn thảo dự án bảo vệ một số loài động - thực vật nguy cấp nhất, nhằm mục đích thu hút mối quan tâm và hợp tác của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong nước cũng như quốc tế. Tôi hiểu, những trí thức nguyện gắn bó với rừng đang cố gắng vượt lên chính mình để thực hiện khát vọng bảo tồn. Vâng, hơn 20 năm bám trụ giữ rừng và hoàn thành luận văn thạc sĩ bằng việc nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học trên các cấp độ cao ở VQG Phước Bình, GĐ Nguyễn Công Vân đã và đang ấp ủ kế hoạch hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ triển khai các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo lời KS lâm nghiệp Phạm Ngọc Hoàn - Phó GĐ VQG Phước Bình, ngày trước mọi người bình thản chờ đợi cấp trên giao việc, còn bây giờ mỗi cá nhân tự đăng ký ý tưởng, đề tài rồi mạnh dạn trình bày và lắng nghe tập thể góp ý để phát triển nội dung. Trên cơ sở đó, BQL gợi ý, hướng dẫn cách thức tiếp cận thực tế, thu thập tài liệu và cập nhật thông tin. Ở giữa rừng nhưng kết nối được Internet wifi và tôi đã thấy cột ăngten của 3 nhà cung cấp mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam đứng chân ở Phước Bình, không lý do gì để tự trói mình hay tách khỏi thế giới hiện đại.

Trở lại câu chuyện bò tót “si tình”, ThS Nguyễn Công Vân nhận định, nhiều khả năng đây là trường hợp sa thải sinh học sau cuộc giao tranh thống lĩnh bầy đàn, cũng có thể nó đi lạc xuống núi, bất ngờ gặp gỡ bò nhà, song tài liệu nghiên cứu động vật học cũng đã ghi nhận một số cá thể bò tót tách khỏi bầy đàn, sống đơn độc. Có người gợi ý nên chuyển bò tót vào Sở thú TPHCM để phục vụ du lịch, nhưng VQG Phước Bình nhận thấy con bò tót này đang độ trưởng thành, dáng vẻ kiêu hùng, “yêu đương” mạnh mẽ, đối với dân tộc bản địa nó không phải con vật linh thiêng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Ninh Thuận chủ động lập dự án nghiên cứu khai thác nguồn gene quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng.

Thì ra khoản tiền ít ỏi (25 triệu đồng) mà lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định chi nóng bây giờ mới về đến Phước Bình. Nhiệm vụ số 1 mà Hạt kiểm lâm VQG Phước Bình đang triển khai là tăng cường tuần tra để cảnh báo cho người dân không vào khu vực bò tót thường xuất hiện và thường xuyên phục kích, kịp thời ngăn chặn “bàn tay” lâm tặc tấn công. Trưởng trạm kiểm lâm Bạc Lây Phạm Văn Thành giải thích: “Nơi nào có bò tót, nơi ấy là rừng già, vậy nên lâm tặc theo dấu chân bò tót khai thác gỗ quý. Giới buôn bán động vật hoang dã rất thích tậu đầu bò tót nguyên xi cặp sừng, bởi lẽ ngoài giá trị thương phẩm rất cao, “tinh tướng” bò tót còn đem đến cho con người niềm tin và sức mạnh. Vì vậy, chúng tôi phải tăng cường lực lượng, bảo vệ 24/24h”.

* * *

Tôi rất vui khi nghe ThS Nguyễn Công Vân thông báo: “Nếu không có gì thay đổi, tháng tới, VQG sẽ nhập từ Thái Lan về 5 con bò cái to khỏe, rồi cho thả rông cùng bầy bò nhà ông Chuẩn, chúng sẽ gần gũi tự nhiên với bò tót, hy vọng thu được “sản phẩm” bê lai chất lượng cao”. Tôi nhẩm tính, mỗi năm bò cái đẻ 1 lứa, mỗi lứa cho ra đời 1 con bê lai... Hiện tại, riêng đàn bò cái của người dân Phước Bình khoảng 1.500 con, nguồn gene lai bò tót cứ thế gia tăng theo cấp số nhân. Quan trọng hơn, chính quyền địa phương và VQG phải tìm sinh kế mới hoặc thu nhập thay thế cho dân làng Bạc Lây 2, bởi lẽ hơn 200 đám rẫy của bà con thuộc khu vực “giới nghiêm” - từ bờ hữu sông Cái đến chân núi Tà Nin là lãnh địa “yêu đương” của bò tót.

Bảo Chân
Về Đầu Trang Go down
 
Khát vọng... bảo tồn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
tainguyenrung :: Hình ảnh và bình luận :: Tình hình tài nguyên-
Chuyển đến