tainguyenrung
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

tainguyenrung

Hãy góp phần bảo vệ những cánh rừng bằng cách chia sẽ với chúng tôi những gì bạn biết và những điều bạn cần giúp đỡ.
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
chucuoi
Thượng úy Lâm nghiệp
Thượng úy Lâm nghiệp
chucuoi


Tổng số bài gửi : 86
Join date : 08/08/2010
Age : 36
Đến từ : Cung trăng

CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG   CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG I_icon_minitimeThu Aug 19, 2010 4:07 pm

CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG 20219326images300495vat
Dân Lâm nghiệp thì không ai không phải trải qua những lần đi thực tế trong rừng, và vấn đề chống vắt cắn đã trở thành vấn đề lo ngại nhất trong mỗi chuyến đi đó. Dưới đây mình xin chia sẽ với các bạn một số cách chống Vắt cắn trong khi đi rừng. Các bạn thử xem cách nào mà mình sưu tầm dưới đây sẽ hiệu quả nhất nha. (theo mình thì chuẩn bị hết mọi cách để chống luôn thì tốt nhất )


*****************************


Khi đi trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nhất là vào mùa mưa. Chúng ta hay gặp 1 loài sinh vật nhỏ bé, sống ở những nơi thảm thực vật ẩm ướt hay bờ, khe suối. Ở các tỉnh phía Bắc còn có loài Vắt xanh chúng sống trên những chiếc lá cây. đây là loài sinh vật sống nhờ vào hút máu người và động vật rừng. Tuy nhiên chúng củng là sinh vật chỉ thị cho môi trường vì chúng rất dễ bị biến mất khi môi trường sống của chúng có những biến đổi do phá rừng, phát quang làm nương rẫy vv...

Đối với loài Vắt đất (chúng sống chủ yếu dưới đất) bạn có thể dùng vớ (bít tất) chống Vắt, đi giày và dùng thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày sẽ chống được sự đeo bám của chúng. Tuy nhiên nếu bạn gặp trời mưa hay đi vào các vũng nước. lượng thuốc DEP của bạn sẽ bị rửa trôi và Vắt vẫn có thể đeo bám bạn được. Bạn nên thường xuyên kiểm tra giày, vớ khi đi rừng để tránh bị hút máu. Khi bạn bị vắt cắn, vết thương thường gây ngứa và rất khó chịu. Đôi khi các vết thương không ngừng chảy máu do chúng đã tiết ra các chất chống đông máu. Bạn nên rửa sạch vết thương và dùng dầu gió xanh bôi lên. Nếu vẫn tiếp tục không cầm máu bạn dùng 1 miếng giấy nhỏ dán lên vết thương và giữ trong vòng 7-8 phút sẽ Ok.

Đối với loài Vắt xanh ở các khu rừng phía Bắc Việt Nam thì rất khó có phương cách giảm thiều sự đeo bám của chúng, hơn nữa chúng cắn rất êm cho nên chi khi chúng no và buông ra khỏi vết cắn và chảy máu thì bạn mới nhận ra. Loài vắt xanh rất hay cắn vào những nơi có nhiệt đô cơ thể cao, những nơi có mạch máu. Mặc dù chúng là những sinh vật Mù hoàn toàn nhưng khả năng cảm nhiệt của chúng rất tuyệt vời do vậy chúng chỉ hút máu các lòai động vật máu nóng mà thôi.

Do Vắt là một loài sinh vật chỉ thị của môi trường nên chúng ta có thể bắt chúng lấy mẫu máu trong cơ thể chúng và đem phân tích chắc chắn chúng ta có thể biết là khu rừng có vắt đó có những loài động vật máu nóng nào đang tồn tại


*********************************


Mình cũng có một kinh nghiệm chống vắt rất hay học được của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, xin chia sẻ để mọi người cùng biết, đó là: MUỐI.

Tại sao vậy?
Nhiều lần đi rừng, tôi thấy người dân tộc thiểu số (họ thì làm gì có thuốc DEF, làm gì có tất chống vắt ???? ) thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp ta thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân. Vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều !.

Và họ thường mang theo một gói muối hột. Muối trong rừng quả là cần thiết. Này nhé, muối có thể ăn với rau rừng (thêm tí bột ngọt và ớt xanh thì tuyệt, chậc...chậc.... ), ăn với cá, cua, ếch...nướng.

Song ngạc nhiên hơn là khi bị vắt cắn, họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn, lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều (thậm chí coi như được sát trùng 1 lần nhờ muối).
Thế nào ? các bạn thấy tuyệt cú mèo chưa ?



******************************


Còn đây là kinh nghiệm của một cán bộ lâm nghiệp Hoà Bình chia sẽ !

Bạn đã bao giờ vào các khu rừng bạt ngàn tre nứa chưa? tôi thì đã quá nhiều lần rôi. vào đó thi... ui trời nhiều vắt vô cùng. nhất là những hôm trời mưa nhỏ hoặc sau mưa. rất nhiều. tôi đã thử qua nhiều cách chống vắt do các bạn tôi chia sẻ. nhưng hiệu quả cũng chỉ tương đối thôi. và thời gian làm đề tài NCKH ở Mai Châu - Hòa Bình tôi đã học được của người dân nơi đây cách phòng chống vắt rất hiệu quả.

Bạn không cần phải quá cầu kỳ đeo tất hay vớ gì cả. chân đất cũng được. bạn lấy một ít lá cây Thuốc Lào. sát vào chân hay ngoài giầy của bạn là xong. yên tâm. vắt không bao giờ dám đến gần bạn.
CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG 20219326images300497vat
Về Đầu Trang Go down
350vietnam
Thượng sỹ Lâm nghiệp
Thượng sỹ Lâm nghiệp



Tổng số bài gửi : 43
Join date : 28/08/2010
Age : 36

CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG Empty
Bài gửiTiêu đề: cảm ơn bạn nhé   CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG I_icon_minitimeSat Aug 28, 2010 11:45 pm

Mình lại được bổ sung thêm kiến thức đi rừng. Thật là may mắn, đọc đưuọc cái này xong tháng 10 mình lại đi vào rừng đỡ sợ vắt hơn 1 chút
Về Đầu Trang Go down
chucuoi
Thượng úy Lâm nghiệp
Thượng úy Lâm nghiệp
chucuoi


Tổng số bài gửi : 86
Join date : 08/08/2010
Age : 36
Đến từ : Cung trăng

CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG   CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG I_icon_minitimeMon Aug 30, 2010 5:22 pm

Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy Very Happy
flower flower flower flower flower flower
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG   CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CÁCH CHỐNG VẮT CẮN KHI ĐI RỪNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
tainguyenrung :: Chia sẽ kinh nghiệm :: Các vấn đề khác-
Chuyển đến